TIN TỨC |
Tìm hiểu đồng hồ đo áp suất áp khí nén và thủy lựcĐồng hồ đo áp suất là gì? Bên cạnh các thiết bị cơ cấu như van, xi lanh hay bộ lọc khí nén, bơm, động cơ thủy lực thì những thiết bị phụ kiện là điều mà khách hàng thường bỏ qua hoặc ít quan tâm. Đồng hồ đo áp suất là gì? Đó là một thiết bị phụ kiện của hệ thống, rất quen thuộc với khách hàng, thuộc nhóm áp suất, thực hiện chức năng đo và hiển thị áp suất đã đo nên vì vậy nó còn có tên gọi khác là áp kế. Tên tiếng Anh của thiết bị này đó là pressure gauge với thang đo là bar hoặc kg/cm2. Sử dụng đồng hồ đo áp có rất nhiều lợi ích như: kiểm tra được bơm có hoạt động đúng công suất, chuẩn đoán các hỏng hóc của thiết bị trong hệ thống, kiểm tra và theo dõi áp suất hệ thống một cách kịp thời, đảm bảo an toàn cho máy móc, phòng tránh sự cố. Người ta phân chia loại đồng hồ này thành 2 loại chính dựa vào môi trường làm việc của nó: đồng hồ đo áp suất khí nén, đồng hồ đo áp suất thủy lực. Đồng hồ đo áp suất khí nén là gì? Đồng hồ đo áp suất khí nén là thiết bị phụ kiện khí nén được lắp đặt trong các hệ thống khí nén với chức năng đo và hiển thị mức áp suất của hơi, khí hoặc gas tại thời điểm đo. Nó cung cấp những thông số chính xác giúp người vận hành có thể kiểm soát được quá trình làm việc của hệ thống, kịp thời có những điều chỉnh. Đồng hồ đo áp suất thủy lực là gì? Tương tự như với đồng hồ đo áp suất khí nén, đồng hồ đo áp suất thủy lực được dùng cho những hệ thống vận hành bằng dầu, nhớt, chất lỏng với khả năng chống rung tốt, tuổi thọ cao. Đồng hồ này có thể đáp ứng các yêu cầu làm việc liên tục, nặng nhọc, độc hại của hệ thống thủy lực một cách chính xác. Đồng hồ đo áp là thiết bị được con người tin tưởng nhất khi muốn kiểm soát mức áp suất sao cho ổn định với mức giá thành rẻ và thuận tiện cho việc lắp hay di chuyển. Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất Đồng hồ đo áp suất là thiết bị kỹ thuật được cấu thành từ rất nhiều chi tiết, bộ phận mà chúng ta có thể liệt kê tổng quát như sau: + Kim đồng hồ: Point + Vỏ đồng hồ: Case + Mặt hiển thị giá trị áp suất: Scale plate + Vòng kết nối với Case: Ring + Mặt kính hoặc bằng nhựa: Window + Ống vít kết nối: Setscrew + Nút để điền dầu vào: Blowout disk + Bộ phận truyền động: Movement + Ống chứa áp suất: Bourdon + Một miếng đệm giữa case và kính: Gaske Tất cả các chi tiết đều được sản xuất với thông số chính xác, được gia công tỉ mỉ để tạo nên một đồng hồ đo áp suất hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, model mà đồng hồ sẽ có màu sắc, kích thước, kiểu dáng khác nhau. Các loại đồng hồ đo áp suất Sẽ rất khó khăn cho những quý khách lần đầu tiếp cận, tìm hiểu cũng như mua được đúng loại đồng hồ đo áp suất dầu, vì thế mà chúng tôi phân chia đồng hồ đo áp thành các loại khác nhau dựa trên tiêu chí: loại, kiểu chân hoặc theo xuất xứ, hãng sản xuất. Theo loại đồng hồ Người dùng cần phải xác định cụ thể lưu chất cần đo, môi trường lắp đặt có đặc tính như thế nào? Điều này rất quan trọng vì nó giúp lựa chọn nhanh, chính xác nhất. Đồng hồ đo áp suất có dầu Đây là loại đồng hồ được phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Cấu tạo của thiết bị này đặc biệt là vì mặt trong đồng hồ có chứa một loại dầu. Loại dầu đó là Glyxerin. Dầu này sẽ đảm bảo được độ chính xác khi đo và hiển thị áp suất trong những môi trường rung lắc hay va đập nhiều. Bên cạnh đó, dầu còn bảo vệ kim một cách tốt nhất khi giúp kim hoạt động êm ái, liên tục mà không gặp trục trặc. Người dùng có thể dễ dàng nhìn và đọc thông số. Đồng hồ dầu là lựa chọn hoàn hảo nhất khi nếu muốn đo áp suất trên đường ống. Đồng hồ có mặt chứa dầu sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ngưng tụ hơi hay đóng băng do hơi nước. Đồng hồ đo áp suất không dầu Đồng hồ đo áp suất thấp không dầu thường dùng cho hệ thống khí, hệ thống chân không, hệ thống nước. Đặc thù của những môi trường và không gian này đó là không có rung lắc và rất ít va đập. Tuy nhiên nếu lắp loại đồng hồ này vào không gian hay môi trường có nhiệt độ quá thấp hay nhiệt cao, hơi nóng thì ngay lập tức mặt đồng hồ sẽ bị ngưng tụ hơi nước, đóng băng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đọc thông số mà còn gây nứt vỡ mặt kính đồng hồ, hư hỏng. Giá của đồng hồ đo áp suất không dầu sẽ rẻ hơn so với loại có dầu. Theo kiểu chân đồng hồ Kiểu chân đồng hồ chính là kiểu lắp đặt của đồng hồ vào các vị trí, người ta phân thành đồng hồ chân trước, đồng hồ chân sau. Đồng hồ đo áp suất chân trước Đồng hồ đo áp suất chân trước hay đồng hồ chân đứng đều là tên để gọi cho thiết bị đo áp suất có chân kết nối đứng, mặt đồng hồ hướng về người xem. Thông thường, người ta lắp đồng hồ này trên các đường ống, ở những vị trí thuận tiện nhìn. Cũng giống với các thiết bị đo áp khác, điều cần quan tâm tới nó là: nhiệt độ, thang đo, chất liệu cấu thành. Đồng hồ đo áp suất chân sau Đây là loại đồng hồ phổ biến với chân kết nối được đặt sau lưng. Đồng hồ này được gợi ý dùng khi muốn kiểm tra áp suất ở âm tường hoặc mặt tụ hay những vị trí cao vì mặt đồng hồ hướng ra ngoài nên dễ dàng quan sát. Trong đồng hồ chân sau, người ta chia thành rất nhiều loại: đồng hồ chân sau vị trí 6h, đồng hồ chân sau vị tri 3h, đồng hồ chân sau 12h, đồng hồ chân sau 6h có vít định vị. Một số cách phân loại đồng hồ khác Ngoài ra, chúng ta có thể chia đồng hồ dùng để đo áp suất khí, dầu theo một số cách sau: + Theo mặt bích: Đồng hồ đo áp suất có mặt bích, đồng hồ đo áp không có mặt bích. + Theo cỡ phi mặt đồng hồ: Đồng hồ phi 63, đồng hồ phi 100, đồng hồ phi 50, đồng hồ phi 80, đồng hồ phi 100. + Theo hãng sản xuất. Ta có đồng hồ Wika, đồng hồ Stauff, đồng hồ PVN, đồng hồ Wise… + Theo xuất xứ. Đồng hồ áp suất đến từ Đức, đồng hồ Nhật Bản, đồng hồ Trung Quốc, đồng hồ Đài Loan, đồng hồ Hàn Quốc, đồng hồ Ấn Độ… Trong đó, đồng hồ có nguồn gốc xuất xứ từ Đức, Nhật có độ chính xác gần như tuyệt đối, tuổi thọ trung bình thông thường trên 2 năm tuy nhiên giá thành lại cao, mức đo áp giới hạn, thiết kế chưa được đa dạng. Đồng hồ có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì lại có ưu thế về mẫu mã phong phú, thang đo đồng hồ rất đa dạng, giá thành rẻ. Tại sao phải dùng đồ hồ đo áp suất Với hầu hết các hệ thống thì đồng hồ đo áp lực khí, đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực rất cần thiết nhất là trong quá trình thiết lập, điều chỉnh ban đầu hoặc xử lý sự cố. Chúng ta phải dùng đồng hồ đo áp suất bởi nếu không có nó thì hệ thống sẽ không được kiểm soát, không đáng tin cậy. Với hệ thống thủy lực thì đồng hồ sẽ đảm bảo không có sự rò rỉ chất lỏng hay sự thay đổi áp suất trong hệ thống khí, hơi. Trước đây, một số hệ thống nước, khí, hơi của các nhà máy chỉ dùng công tắc áp suất. Và nó không mang lại hiệu quả cao, tổn hại đến sự an toàn của hệ thống. Chính vì thế mà người ta kết hợp đồng hồ đo áp và công tắc áp suất để tăng sự tin tưởng và hữu ích cũng như hiệu quả khi vận hành hệ thống. Đồng hồ đo áp suất là thiết bị sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất, chế tạo, gia công với các máy móc vận hành bằng khí nén như: lò hơi, nồi áp suất, máy bơm hơi, máy nén khí, máy ép bằng xi lanh khí nén, máy nghiền, máy đột lỗ, máy kéo sợi… Đồng hồ dùng để đo áp suất dầu trong bể chứa, đo áp khí trên các đường ống, đo áp lực của nồi hơi, đo áp suất nhiên liệu, đo áp hệ thống ống nước Đây chính là một thiết bị không thể thiếu của các nhà máy cơ khí chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử, đóng gói thành phẩm, chế biến nông lâm sản, dệt may, điện lạnh, sản xuất giấy… Bởi nó giúp người vận hành có thể kiểm tra áp, hạn chế tình trạng cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng con người và môi trường xung quanh. Đồng hồ đo áp suất còn được sử dụng cho các máy móc công trình xây dựng, các loại xe cơ giới, thiết bị khai thác khoáng sản trong hầm lò, các máy cơ khí nông nghiệp… Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất Đồng hồ đo áp suất cũng giống với các thiết bị công nghiệp khác mà khi lựa chọn, con người thường bám sát theo những yêu cầu, mục tiêu cụ thể: + Sản phẩm đo áp suất chất lượng, bền bỉ. + Có chức năng, thiết kế đáp ứng yêu cầu của công việc. + Uy tín thương hiệu. + Giá thành tốt nhất, cạnh tranh cao. Nếu chúng ta làm một phép tìm kiếm trên mạng internet hoặc thị trường, ta sẽ thấy hàng ngàn mẫu đồng hồ đo áp suất khác nhau, chính vì thế mà việc lựa chọn nó trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn. Sau khi quan sát thì chúng tôi tổng hợp một số tiêu chí để hỗ trợ khách hàng lựa chọn đồng hồ được nhanh chóng, chính xác nhất. Thang đo đồng hồ Thang đo đồng hồ hay còn được gọi là dải đo đồng hồ. Điều đầu tiên mà khách hàng cần làm đó là xác định được áp suất làm việc của hệ thống làm bao nhiêu? Bao gồm cả áp suất ở mức min và áp suất ở mức max. Sau đó, khách hàng tiến hành chọn thang đo của đồng hồ cho thích hợp với hệ thống. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nên chọn đồng hồ có thang đo lớn hơn khoảng 20%-30% áp cần đo. Việc này không chỉ đảm bảo về độ chính xác mà còn giúp đồng hồ bền bỉ, ít bị sự cố. Ví dụ như: đồng hồ đo áp có thang đo 0-10 bar thì áp suất cao nhất đo được là 10 bar, chính vì thế mà nếu áp suất của máy móc nằm trong khoảng 0-10 bar thì nó sẽ đo và hiển thị chính xác 100%. Nếu áp suất lớn hơn 10 bar thì chọn đồng hồ có dải do: 0-16 bar. Vạch chia thang đo thường sẽ là 0.2 bar cho một vạch. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn bắt gặp các đồng hồ được chia 0.025 hoặc 0.5 bar một vạch. Vạch chia càng chi tiết thì thông số kết quả sẽ càng chính xác nhưng nó sẽ gây khó khăn khi mặt đồng hồ có kích thước nhỏ. Kích cỡ ren kết nối Có một số trường hợp mà chúng tôi thường gặp đó là khi mua đồng hồ đo áp suất dầu nhưng bỏ qua cỡ ren của chân kết nối.Và điều này thường sẽ dẫn đến việc lắp đặt tốn kém thời gian, chi phí khi phải tìm và mua các đầu nối chuyển đổi. Với đồng hồ phi từ 80mm trở xuống thì các kiểu chân ren phổ biến như: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT… Với đồng hồ phi từ 100 mm trở lên thì size ren chân kết nối thông dụng như: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT… Kiểu chân đồng hồ Kiểu chân đồng hồ được sản xuất dựa trên nhu cầu lắp đặt đồng hồ vào các vị trí rất đa dạng của khách hàng như: Chân sau, chân sau có vành, chân đứng, chân đứng có vành. Chọn kiểu chân kết nối rất quan trọn nên cần được chú ý để tránh khỏi những hậu quả khi mua sản phẩm không đúng yêu cầu, không sử dụng được. Loại đồng hồ Kiểu hay loại đồng hồ sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường đo áp. Từ đó, chúng ta sẽ chọn vật liệu sản xuất đồng hồ cho tương thích, tránh lãng phí. Những vật liệu được các hãng ưu tiên chọn lựa để sản xuất đồng hồ: inox 304, thép, ruột đồng mạ thép, thép mạ crom, inox 316… Tất cả đều bền bỉ, sáng và tính thẩm mỹ cao. Mặt đồng hồ có hai loại đó là mặt đồng hồ có dầu và mặt đồng hồ không có dầu. Với những môi trường có rung động lớn, lắc lư thì nên chọn đồng hồ có dầu để độ chính xác cao, bảo vệ được kim đo. Nếu môi trường làm việc ít chấn động, không rung lắc thì người dùng có thể lựa chọn đồng hồ không có dầu. Đường kính mặt đồng hồ Đường kính mặt đồng hồ hay phi đồng hồ là tiêu chí tiếp theo cần được lựa chọn. Khách hàng cũng thường đặt cho chúng tôi những câu hỏi về giá đồng hồ đo áp suất thủy lực. Thông thường, đồng hồ có mặt càng lớn thì cũng tỉ lệ thuận với vật liệu, thiết kế nên thường thì giá thành sẽ cao hơn so với đồng hồ có mặt nhỏ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mặt đồng hồ có đường kính bao nhiêu còn phụ thuộc vào vị trí lắp xa hay gần với mắt người quan sát. Một số đường kính mặt đồng hồ thông dụng như: D40 mm, D50 mm. D60 mm, D75 mm, D100 mm, D150 mm, D200 mm. Ngoài những tiêu chí cơ bản trên thì khách hàng có thể lựa chọn đồng hồ đo theo một số tiêu khác như: Sai số của đồng hồ, vạch chia của thang đo trên mặt đồng hồ, môi chất và tính chất của môi chất cần đo, nhiệt độ của môi trường làm việc. Điều mà chúng tôi luôn luôn muốn khách hàng lưu ý đó là: Phải thực hiện đúng với quy trình lắp đặt đồng hồ mặc dù là đồng hồ đo áp suất khí nén hay đồng hồ đo áp suất dầu. + Trước tiên khi có đồng hồ trên tay thì phải kiểm tra toàn diện đồng hồ. Công việc này bao gồm kiểu dáng đồng hồ, kiểm định, dải thang đo, vỏ… Nó giúp khách hàng có thể phát hiện hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. + Xác định chính xác vị trí cần lắp trên hệ thống Chúng ta nên lắp đặt đồng hồ đo áp suất ở những nơi cao ráo, không có hóa chất độc hại, nơi có độ rung thấp hoặc không có độ rung. Vì những yếu tố trên sẽ khiến ảnh hướng đến độ chính xác khi đo.Với những máy móc có độ rung lớn thì người dùng có thể khắc phục bằng cách lắp thêm các ống nối, ống dẫn mềm để giảm độ rung + Tiến hành lắp đồng hồ. Loại chân đứng hay chân sau đều có ren nên việc vặn lắp rất dễ dàng. Tuy nhiên dùng cờ lê để vặn chặt và khớp ren, tránh việc lệch ren dẫn đến lỏng lẻo hoặc hư hỏng ren. Thông thường, người ta sẽ sử dụng cao su non hoặc keo để khi lắp vặn được chắc chắn hơn.
|
Các tin khác:
|